So sánh sản phẩm

Những điều cần ghi nhớ khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu (Phần 2)

Ngày đăng : 08:19:27 04-05-2017
6. Slogan và tagline

Ai là người không nhớ những câu slogan kinh điển: “Hãy nói theo cách của bạn”, “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”, “Nâng niu bàn chân Việt”…? Ai là người không nhớ doanh nghiệp sở hữu chúng?
Slogan và tagline có nhiệm vụ truyền tải thông điệp về những giá trị mà doanh nghiệp có thể mang đến cho khách hàng. Nếu đủ sáng tạo và độc đáo, chúng sẽ là yếu tố nhận diện hiệu quả nhất cho thương hiệu của bạn.

Tuy nhiên, slogan và tagline cần được đặt đúng chỗ. Trong một số trường hợp, bạn có thể bỏ chúng, nếu không gian quá chật chội hoặc nhãn hàng của bạn quá đặc biết. Slogan và tagline cần được thiết kế đồng bộ với logo của bạn.

7. Chữ ký email 
                 

Email là phương tiện liên lạc chủ yếu của doanh nghiệp, và chữ ký bạn sử dụng trong email là phương tiện truyền thông quan trọng cho thương hiệu của bạn. Hãy đảm bảo mọi email của bạn đều có chung một chữ ký. Qua thời gian, chỉ cần nhìn thấy chúng, khách hàng sẽ biết đó chính là bạn.

8. Social Media

Khách hàng và khách hàng tiềm năng sẽ tìm bạn trên Internet, hiện nay, đó là một trong những cách chính họ dùng để liên lạc và tương tác với bạn.

Vì vậy, mọi kênh bán hàng trên mạng xã hội của bạn cần phải được chăm sóc kỹ lưỡng. với logo quen thuộc, màu sắc chủ đạo thường thấy. Ngoài ra, bạn cũng nên xác định một phong cách trò chuyện nhất quán với khách hàng, và luôn luôn sử dụng chúng trên các kênh bán hàng online.

9. Địa chỉ liên hệ chi tiết

Hãy bỏ ra một chút thời gian để nghĩ xem bạn nên viết thông tin liên hệ như thế nào, bởi vì chúng cũng thể hiện phong cách của bạn. Ví dụ, bạn hãy quyết định xem email mà khách hàng có thể liên lạc với bạn nên là dạng email cá nhân, hay email chung của cả đơn vị kinh doanh. Việc sử dụng email cá nhân mang lại cảm giác gần gũi, thân thiện, trong khi sử dụng email doanh nghiệp trông có vẻ chuyên nghiệp và đẳng cấp. Lựa chọn thế nào hoàn toàn phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh cũng như tập khách hàng mục tiêu của bạn.

10. Tài liệu    
                

Mọi tài liệu của bạn phải tuân thủ những nguyên tắc phía trên, tức là sử dụng logo, màu sắc, phông chữ, hình ảnh… nhất quán theo phong cách bạn đã lựa chọn ngay từ đầu. Bạn nên in trước những mẫu thử nghiệm để xem xem chúng có cần chỉnh sửa hay không trước khi chính thức sử dụng chúng trong các hoạt động kinh doanh của bạn.

Một lưu ý đặc biệt khác cũng nên được ghi nhớ, đó là loại giấy bạn sử dụng để in tài liệu cũng có thể nói lên nhiều điều về bạn. Vì vậy, nếu có thể, một khi đã lựa chọn một loại giấy nào đó để in tài liệu, hãy luôn luôn sử dụng chúng trong những lần sau.

Xong! Bạn đã biết 10 nguyên tắc cơ bản nhưng quan trọng cần biết khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Ghi nhớ chúng và làm theo hướng dẫn, dù vẫn còn khó khăn, gian nan, 
nhưng chắc chắn bạn sẽ đến gần với thành công hơn trên con đường xây dựng thương hiệu cho công việc kinh doanh của mình.