So sánh sản phẩm

FACEBOOK ADS – CHỈ 10 PHÚT ĐỂ LÀM QUEN VÀ LÀM CHỦ CÔNG CỤ NÀY (UPDATE 2017)

Ngày đăng : 09:35:24 12-04-2017
Mình ngu CNTT lắm, không học được Facebook Ads đâu’’, ‘’cái này cao siêu quá, học tốn thời gian lắm’’, ‘’chắc mình phải bỏ ra chục triệu thì mới chạy Ads được’’… 

Đừng nghĩ như thế, hãy coi Facebook Ads chỉ là một công cụ trong marketing. Nếu đã có nền tảng về marketing, bạn chỉ cần chưa tới 5 phút để đọc xong bài viết này, 10 phút để hiểu nó và sau đó, hãy dành thời gian thực hành (có phần thực hành ở cuối bài viết)

Được rồi, bắt đầu nào!

10 phút để làm quen với Facebook Ads bao gồm các nội dung chính sau:

1: Làm quen các mẫu quảng cáo Facebook Ads
2: Advertiser – Người quảng cáo – Họ là ai?
3: Audience - Khán giả
4: Bid – Đấu thầu quảng cáo
5: Giao diện Facebook Ads

1. Làm quen các mẫu quảng cáo Facebook Ads

Dưới đây là một vài mẫu quảng cáo Facebook với các định dạng khác nhau, bạn hoàn toàn có thể thử nó trên trình đăng bài của Fanpage

Facebook Ads dạng ảnh

Facebook Ads dạng ảnhDạng quảng cáo này bao gồm ảnh và chữ, người quảng cáo thường lồng thêm link vào trong phần chữ

Facebook Ads dạng video

Facebook ads dạng video, quảng cáo Facebook dạng videoTương tự với quảng cáo dạng ảnh, Quảng cáo Facebook dạng video sẽ có video và chữ. Đối với dạng quảng cáo này, người dùng sẽ dễ dàng tương tác hơn vì 1 video truyền tải được nhiều thông tin hơn

Facebook Ads dạng Gif

Facebook Ad dạng Gif
Ảnh gif là hình thức quảng cáo mới nhất của Facebook, người quảng cáo tạo ra hoặc sưu tầm những ảnh .gif hay và liên quan, sau đó lồng thông điệp quảng cáo vào

Facebook Ads dạng Slide

 Quảng cáo Facebook dạng slide
Đây là dạng quảng cáo được nhiều người sử dụng nhất năm 2016 vì khả năng truyền tải nhiều thông tin của nó, mỗi slide có thể quảng cáo một sản phẩm và dẫn link riêng về sản phẩm đó. Hiện tại Facebook cho add tới 5 slide

2. Advertiser - Người quảng cáo - Họ là ai?

Hiện tại có hơn 3 triệu người quảng cáo trên toàn cầu, số advertiser càng lớn thì khối lượng quảng cáo càng cao, dẫn tới thị trường càng cạnh tranh. Bạn làm quảng cáo trên Facebook, hãy quan tâm tới khách hàng của mình và những công ty nào đang quảng cáo tới những khách hàng đó

Ví du bạn bán điện thoại Samsung, bạn sẽ phải quan tâm tới những cửa hàng, những công ty, siêu thị bán điện thoại và máy tính bảng nói chung, ngoài ra nếu những khách hàng mua điện thoại Samsung thường có xu hướng mua ốp lưng điện thoại, thì quảng cáo của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi những công ty bán ốp lưng này

3. Audience - Khán giả

Audience hay khán giả, đây là những khách hàng mục tiêu mà bạn muốn truyền tải thông điệp tới. 
Trước khi chạy quảng cáo, hãy phân tích mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là ai, họ sống ở đâu, giới tính thế nào, họ dùng thiết bị gì để vào mạng, có hay đi du lịch hay không, là quản lý hay là nhân viên, đã cưới chưa...

Hãy liệt kê càng chi tiết càng tốt, hãy miêu tả khách hàng mục tiêu của bạn bằng các gạch đầu dòng. Bước này sẽ rất cần thiết khi bạn chạy quảng cáo

4. Bid – Đấu thầu quảng cáo

Cũng như các mạng quảng cáo khác (Google Adwords, Admicro, Zalo…), đầu thầu quảng cáo là cách Facebook Ads hoạt động

Cách tính giá quảng cáo của Facebook phụ thuộc vào 2 đối tượng đã nêu trên, đó là người quảng cáo và đối tượng mục tiêu bạn muốn quảng cáo. Về cơ bản, giá thầu quảng cáo sẽ càng cao nếu số người muốn quảng cáo tới mục tiêu đó càng lớn

Ngoài ra, còn có 4 yếu tố khác ảnh hưởng đến giá thầu là:

- Điểm liên quan (relevance score): Nội dung quảng cáo có hướng đúng đối tượng mà bạn đang target không

Tỷ lệ tương tác: Là lượng người dùng tương tác với mẫu quảng cáo cảu bạn trong số người nhìn thấy quảng cáo đó. Tỷ lệ tưogn tác càng cao thể hiện rằng mẫu quảng cáo của bạn càng hiêu quả 

- Thời điểm bạn quảng cáo: Vào thời gian mà nhiều người quảng cáo, ví dụ như mùng 8 tháng 3 vừa rồi hay những dịp cuối năm, các công ty xả hàng tồn kho, rất nhiều công ty đổ rất tiền vào quảng cáo khiến cho giá quảng cáo tăng cao

*** Lưu ý quan trọng trong giá quảng cáo
Quảng cáo là một khoản đầu tư và khi đầu tư thì bạn mong muốn thu về lợi nhuận. Vì thế hãy luôn lên kế hoạch đo đếm chi phí và chỉ số ROI (Return on investment) để có quyết định chi tiền quảng cáo hiệu quả

5. Làm quen giao diện


Trong phần 5 này, bạn sẽ được xem giao diện của trình tạo quảng cáo của Facebook, chức năng của từng phần, phần nào nên quan tâm và quan trọng nhất, làm sao để tạo quảng cáo

Đầu tiên, hãy truy cập vào link

Đăng nhập bằng tài khoản bạn dùng để quảng cáo

Đăng nhập xong, kéo chuột lên icon menu ‘’Quảng cáo trên Facebook’’

Menu chứa tất cả các công cụ để quảng cáo Facebook sẽ hiện lên, dưới đây là hướng dẫn sử dụng từng chức năng của từng công cụ

Tất cả công cụ Facebook Ads

Kế hoạch (Plan): Có 2 phần, thông tin chi tiết về đối tượng và Creative hub

- Thông tin chi tiết về đối tượng sẽ giúp bạn phân tích đối tượng, tìm ra điểm chung và ý tưởng để quảng cáo
- Creative hub: Là một thư viện chứa những mẫu quảng cáo dưới mọi định dạng của Facebook. Tất cả đều rất hay và thú vị, hãy tham khảo để lấy thêm ý tưởng quảng cáo

Tạo và quản lý (Create and manage): Giúp bạn tạo, set quảng cáo, chỉnh sửa và xoá chúng

- Trình quản lý quảng cáo: Đây là công cụ mà bạn sẽ vào nhiều nhất trong suốt thời gian chạy quảng cáo. Giới trong ngành hay gọi theo tên Tiếng Anh là Ads Manager. Tác dụng của nó là giúp bạn tạo, target đối tượng và chỉnh sửa quảng cáo

- Power Editor: Có tác dụng tương đương Ads Manager nhưng được bổ sung nhiều tính năng hơn, sử dụng khi bạn thường xuyên phải tạo các quảng cáo mới 

- Bài viết trên trang (Page Posts): Tạo và quản lý các bài đăng trên trang nhưng mà công nghiệp hơn, tốc độ tạo nhanh hơn

- Quy tắc tự động (Autimated rules): Đây là một tính năng mới giúp bạn đặt các quy tắc cho quảng cáo của mình. Ví dụ khi chi phí trên mỗi tương tác > 100đ thì dừng quảng cáo

Đánh giá và báo cáo (Measure and report): Đưa ra thống kê và báo cáo trực quan cho từng chiến dịch của bạn

- Báo cáo quảng cáo: Đưa ra các báo cáo chi tiết cho bạn, dùng cái này khi sếp hoặc khách hàng (nếu bạn chạy quảng cáo ngoài) yêu cầu
- Chuyển đổi tuỳ chỉnh (Custom Comversion): Giúp bạn tạo ra các mã để theo dõi khi nào người dùng ấn vào nút mua hay để lại sđt hay ấn nút tìm kiếm

Tài sản (Assets): Lưu trữ những cài đặt và dữ liệu của bạn (hình ảnh, sản phẩm, khách hàng, video). Nếu dữ liệu khách hàng này dựa trên khách hàng có thật (có được sau thời gian kinh doanh và quảng cáo) thì bạn sẽ rất có lợi khi chăm sóc họ hoặc tạo có thể tạo được một tệp khán giả tương đương (Lookalike audience)

Có được dữ liệu khách hàng của các ngành là cơ sở để phân loại đẳng cấp người chạy quảng cáo Facebook

Cài đặt (Settings): Là phần bạn sẽ vào để chỉnh sửa tài khoản và thông tin thanh toán.

Vậy là bạn đã quan phần làm quen với Facebook Ads, hãy đọc lại và lướt qua giao diện để nhớ kỹ từng phần. 

Sau khi tìm hiểu xong, hãy đọc bài: Hướng dẫn tạo và chạy quảng cáo Facebook từng bước một (update 2017)
Tags:,