So sánh sản phẩm

7 lưu ý thiết kế website du lịch quan trọng bạn không thể bỏ qua

Ngày đăng : 08:09:29 26-04-2017
Muốn kinh doanh hiệu quả trong ngành du lịch, phải thiết kế website. Thói quen tìm kiếm mọi thông tin trên Internet trước khi đưa ra quyết định mua sắm, khiến xu hướng kinh doanh trực tuyến ngày càng phát triển. Đặc biệt là đối với ngành du lịch – ngành “yêu bằng mắt – càng thấy đẹp càng muốn đi”, nếu bạn không có website, không cho khách hàng thấy những khung cảnh nghỉ dưỡng xinh đẹp bạn có thể đưa họ đến, bạn sẽ thua trắng tay trong cuộc chiến thị phần khốc liệt.

Thế nhưng, chỉ thế thôi thì chưa đủ. Vì hiện nay rất nhiều website rơi vào tình trạng khách hàng truy cập rồi lẳng lặng bỏ đi, không thực hiện tương tác. Bạn có biết lý do vì sao? Có rất nhiều sai lầm một website du lịch có thể mắc phải, khiến website rơi vào tình trạng như trên. Vậy, khi thiết kế website du lịch, hãy lưu ý 7 vấn đề sau, để website của bạn hoạt động hiệu quả nhất có thể.

1. Hình ảnh

Có thể nói hình ảnh là yếu tố tạo ấn tượng ban đầu quan trọng nhất của một website du lịch. Hãy lấp đầy một cách thông minh trang web của bạn bằng hình ảnh những khu du lich, khu nghỉ dưỡng, các hoạt động tham quan, giải trí mà hiện nay bạn đang cung cấp cho khách hàng. Chúng sẽ kích thích khát khao được trải nghiệm, được tận mắt ngắm nhìn những cảnh đẹp diễm lệ ấy trong tâm trí khách hàng.

Hình ảnh của bạn phải thật chất lượng, và khác biệt. Vì rất nhiều đối thủ cạnh tranh có thể cung cấp tour du lịch giống bạn, đừng để hình ảnh của bạn bị trùng lặp với họ. Đầu tư những bộ ảnh của riêng mình, tốt nhất là theo một phong cách riêng biệt, khiến khách hàng nhớ bạn nhanh hơn và lâu hơn, muốn ở website của bạn lâu hơn. Chất lượng hình ảnh cũng cực kỳ quan trọng. Hình ảnh không sắc nét có thể khiến khách hàng nghi ngờ mức độ chuyên nghiệp của bạn, cũng không thể kích thích mong ước “được đi” của họ.

 
lưu ý 1
 
2. Nội dung

Là nguyên tắc căn bản khi thiết kế website, không phân biệt ngành hàng. Nội dung là yếu tố bạn phải thường xuyên chăm sóc trên website du lịch của bạn.

Nội dung ở đây không đơn giản là những thông tin cơ bản như lịch trình, chi phí, chính sách, quy định của từng tour bạn cung cấp, mà phải là một hệ sinh thái nội dung cao cấp, có thể bao gồm những bài viết trải nghiệm, khai thác sâu cảm nhận về từng danh thắng bạn đi qua, những bài viết chia sẻ kinh nghiệm thưởng ngoạn, những bài viết về con người và văn hóa địa phương… Rất nhiều nội dung bạn có thể thu thập trong mỗi hành trình và viết lại cho khách hàng của bạn thưởng thức. Chúng cũng có tác dụng thúc đẩy khách hàng không kém hình ảnh trên website.

Cũng giống hình ảnh, hãy đảm bảo rằng bạn cập nhật nội dung thường xuyên, để khách hàng không cảm thấy website của bạn nghèo nàn và đáng thương, thỉnh thưởng mới góp nhặt được chút tin tức đáng giá. Một lưu ý quan trọng nữa, nội dung của bạn phải khác biệt, cố gắng để chúng khác biệt từ trong ý tưởng, nếu không thể, bạn hãy chắc chúng có môt lối hành văn không giống ai. Tuy nhiên mình nghĩ, ngành du lịch muốn nội dung khác biệt là không khó, bởi cảm nhận cá nhân không ai giống ai.

3. Thanh tìm kiếm

Khách hàng luôn luôn tìm kiếm những thứ họ cần, đôi khi họ biết mình muốn đi đâu trước khi truy cập vào website của bạn, và họ cần thông tin chi tiết về nơi đó, ngay lập tức. Đó là lúc thanh tìm kiếm của bạn phát huy tác dụng.

Hãy thiết kế thanh tìm kiếm thật thông mình, tức là nó có thể tìm kiếm theo muôn vàn kiểu search thông tin của khách hàng, từ tìm theo địa điểm, theo thời gian, theo giá, theo số lượng người một tour…. Đừng để khách hàng cụt hứng và khó chịu vì không có được thứ họ muốn.

Để làm được đều đó, bạn cần đứng dưới góc nhìn của khách hàng và vạch ra toàn bộ những cánh thức mà họ có thể dùng để tìm kiếm thông tin. Sau đó việc còn lại của bạn chỉ là thiết kế.

 
lưu ý 3

4. Bố cục và danh mục nội dung

Phải đặc biệt quan tâm đến bố cục và danh mục nội dung – một nguyên tắc thiết kế website hiệu quả căn bản khác mà có thể bạn đã thấm nhuần từ lâu.

Chẳng cần đọc bài viết này hay bất cứ bài viết nào khác về thiết kế website hiệu quả, bạn cũng biết để nâng cao trải nghiệm khách hàng, bố cục website của bạn cần gọn gàng, logic, danh mục nội dung cần chi tiết, cụ thể. Khách hàng hay chính bạn, không bao giờ muốn sa vào một ma trận những thông tin chồng chéo.

Nhiều khi khách hàng chưa quyết định mình sẽ đi đâu, và họ muốn bạn gợi ý cho họ, bằng những thông tin bạn cung cấp trên website. Nếu bố cục và danh mục nội dung của bạn không được gọn gàng logic hay cụ thể, chi tiết, họ sẽ nản lòng, và thoát trang, để tìm kiếm ở một website khác.

5. Hỗ trợ khách hàng

Đôi khi thông tin trên website chưa đủ để giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng, khi ấy họ sẽ cần nói chuyện trực tiếp với bạn để hiểu rõ hơn những vấn đề còn vướng mắc. Sẽ ra sao nếu họ không được hỗ trợ để làm điều ấy?

Đừng để khách hàng tìm kiếm bạn trong vô vọng. Hãy đặt hotline hay tốt hơn nữa là công cụ chat trực tuyến trên website, và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng bất cứ khi nào họ cần.

 
lưu ý 5

6. Đánh giá

Đánh giá trên website của những người từng sử dụng dịch vụ của bạn là vô cùng quan trọng. Khách hàng tin tưởng rất nhiều vào những người “cùng phe” với họ. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu bạn nhận nhiều sao đánh giá trên website, bạn sẽ được tin tưởng.

Khi thiết kế website du lich, không bao giờ được quên phần đánh giá chất lượng dịch vụ và hãy đặt nó ở nơi khách hàng tiềm năng dễ nhìn thấy nhất. Bên cạnh đó, hoàn thiện và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình là hết sức cần thiết, vì những đánh giá ít sao sẽ hủy diệt bạn. Con người có thể không nhớ đến rất nhiều rất nhiều điểm tốt, nhưng chỉ cần tồn tại duy nhất một điểm xấu, họ sẽ không bao giờ, không bao giờ quên.

7. Tính năng booking

Website của bạn phải tích hợp tính năng booking. Đây là tính năng không thể thiếu để tối ưu trải nghiệm khách hàng.

Không cần đến trụ sở, không cần nhắc điện thoại, sự tiện lợi của booking trực tuyến khiến khách hàng không còn lý do gì để trì hoãn đặt tour. Những lý do mà trước đây có thể trì hoãn họ như “Tôi rất muốn đi, nhưng trời nắng/mưa quá, thôi để khi khác”, “Tôi rất muốn đi, nhưng gọi điện cho nhân viên bên họ thì hơi ngại nhỉ!”, không bao giờ còn có cơ hội xuất hiện.